Cấy ghép Implant là một phương pháp phục hình răng đã mất hiệu quả, tuy nhiên, tùy vào tình trạng xương hàm và nhu cầu của bệnh nhân, các bác sĩ có thể áp dụng những phương pháp cấy ghép khác nhau. Dưới đây là các phương pháp phổ biến:
- Cấy ghép Endosteal (Implant trong màng xương)
Endosteal là phương pháp cấy ghép Implant phổ biến nhất, trong đó trụ Implant được đặt trực tiếp vào xương hàm dưới nướu để thay thế chân răng đã mất. Phương pháp này bao gồm 3 phần chính: trụ Implant, khớp nối (Abutment) và mão răng sứ. Endosteal Implant thích hợp cho những người có sức khỏe răng miệng tốt, xương hàm đủ chắc chắn và không có bệnh lý nha chu. Trường hợp xương hàm không đủ điều kiện, cần phải cấy ghép xương trước khi thực hiện.
- Cấy ghép Subperiosteal (Implant dưới màng xương)
Subperiosteal là một phương pháp cũ, ít được sử dụng hiện nay. Phương pháp này được áp dụng cho những trường hợp mất nhiều răng nhưng xương hàm không đủ thể tích. Trụ Implant được đặt dưới nướu, nhưng trên xương hàm, và có một khung kim loại ôm sát xương hàm để gắn mão răng sứ. Tuy nhiên, phương pháp này thiếu độ ổn định và dễ gây biến chứng.
- Cấy ghép Zygomatic (Implant xương gò má)
Zygomatic là phương pháp cấy ghép Implant hiện đại nhất, được áp dụng trong những trường hợp phức tạp như tiêu xương hàm trầm trọng, dị tật hàm, hoặc sau phẫu thuật cắt bỏ hàm. Trụ Implant được cấy vào xương gò má, giúp phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho những người mất nhiều răng hoặc mất răng toàn bộ. Đây là kỹ thuật khó, đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại.
Xem thêm: 3 tiêu chuẩn lựa chọn nha khoa chuyên sâu trồng răng Implant
Khi nào nên trồng Implant nha khoa?
Trồng răng Implant được chỉ định trong các trường hợp mất răng toàn bộ hoặc nhiều răng, đặc biệt là khi các phương pháp phục hình khác không hiệu quả. Đối với những người mất răng toàn hàm, phương pháp cấy ghép Implant All On 4, All On 5 hoặc All On 6 sẽ giúp khôi phục chức năng ăn nhai và mang lại sự thoải mái, tự tin trong sinh hoạt hàng ngày.