Lưỡi bị trắng kèm hôi miệng cảnh báo bệnh lý gì?

Lưỡi trắng kèm hôi miệng không chỉ gây mất tự tin trong giao tiếp mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Dưới đây là những bệnh lý phổ biến liên quan đến tình trạng này:

1. Bệnh tưa miệng (Nấm miệng Candida)

Nấm miệng Candida là một loại nấm xâm nhập qua đường miệng do tiếp xúc gần với người mắc bệnh hoặc từ thực phẩm và thức uống nhiễm khuẩn. Loại nấm này phát triển thành các mảng bám trắng trên lưỡi, khiến lưỡi có màu trắng nhạt hoặc trắng đục. Khi mắc nấm miệng Candida, miệng sẽ có mùi khó chịu, dẫn đến cảm giác lười ăn uống và tăng tiết nước bọt.

2. Loét miệng, viêm lưỡi

Nếu lưỡi trắng kèm hôi miệng và xuất hiện các vết loét tròn, đau, sưng giống như mụn nước, đó có thể là dấu hiệu của viêm lưỡi hoặc loét miệng. Những tổn thương nhỏ trên lưỡi sẽ gây đau rát, khó khăn trong việc ăn uống và nói chuyện.

3. Bệnh giang mai

Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục và có thể biểu hiện qua đường miệng. Dấu hiệu nhận biết bao gồm lưỡi có mảng trắng lan rộng, xuất hiện nốt viêm cứng ở lưỡi hoặc môi, và miệng có mùi hôi khó chịu. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến viêm loét và hình thành khối u ở vùng miệng.

4. Bệnh bạch sản

Bạch sản là tình trạng lưỡi và nướu xuất hiện các mảng trắng do tế bào tăng trưởng quá mức. Những mảng trắng này khó loại bỏ bằng các dụng cụ vệ sinh lưỡi. Bệnh thường gặp ở những người hút thuốc lá và uống rượu bia.

5. Liken phẳng ở miệng

Liken phẳng là một dạng viêm miệng khiến lưỡi xuất hiện mảng trắng dày và sưng viêm má, nướu. Người mắc tình trạng này không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà nên thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.

6. Lưỡi bản đồ

Lưỡi bản đồ là tình trạng lưỡi có các mảng bám trắng, lành tính, không lây lan và không gây nguy hiểm. Bệnh này có thể xuất hiện ở bất kỳ ai.

7. Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày có thể gây mảng trắng bám trên lưỡi do acid dạ dày dư thừa hoặc dạ dày quá tải thức ăn. Khi bị trào ngược dạ dày, dịch dạ dày có thể bị đẩy ngược lên vòm họng, gây tổn thương niêm mạc, đau rát và khó chịu.

8. Bệnh tiểu đường

Người bị tiểu đường cũng có khả năng nhiễm nấm miệng. Dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường bao gồm cảm giác khát nước thường xuyên và xuất hiện mảng trắng ở lưỡi hoặc lưỡi có màu đỏ khác thường.

>> Có thể bạn quan tâm: Dr. Care – Implant Clinic – Nha khoa chuyên sâu trồng răng Implant tại TPHCM

button-appointment
button-zalo
button-home
button-map